Nướu bị sưng kèm theo 【4 dấu hiệu】, dấu hiệu 2 PHẢI gặp bác sỹ ngay

Share:
Sưng lợi là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm lợi – căn bệnh có đến 95% người Việt mắc phải. Bị viêm lợi, ngoài sưng, lợi còn bị đỏ, hay chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Vậy lợi sưng có nguy hiểm và làm gì khi bị lợi sưng?
Lợi sưng có phải là biểu hiện cần lưu tâm? (Ảnh minh họa)

Tại sao lại bị sưng lợi?

Lợi bị sưng là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng, do chải răng không đúng cách và quá mạnh, hay do thức ăn thừa bám hoặc các vòng kim loại của răng giả chọc vào các kẽ răng,… đều có thể gây lên viêm lợi khiến lợi bị sưng. Biểu hiện lợi sưng của bệnh viêm lợi có nhiều cấp độ: cấp độ sưng nhẹ, ấn vào không bị xuất huyết, cấp độ trung bình, lợi sưng, đỏ, niêm mạc bóng sáng, khi ấn có xuất máu. Cấp độ nặng là lợi có màu đỏ, sưng mọng, đôi lúc bị ngứa xuất huyết có mùi hôi thối, có khuynh hướng tự xuất huyết.
Tác nhân làm cho bệnh viêm lợi nói chung và biểu hiện sưng lợi ngày càng nặng là do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn P.gingivalis là mối đe dọa hàng đầu do tiết men gingipain thủy phân protein ở các mô nâng đỡ quanh răng làm răng dễ rụng, tạo mùi hôi trong miệng. Nồng độ vi khuẩn P.gingivalis trong miệng duy trì ở mức cao còn làm giảm miễn dịch của cơ thể chống lại các vi khuẩn khác, làm cho bệnh viêm lợi tái phát thường xuyên.

Mối nguy hiểm khi lợi bị sưng

Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh, nhưng khi bị viêm lợi, lợi sưng thì ảnh hưởng đầu tiên đến việc ăn uống của người bệnh, miệng thở ra có mùi hôi gây khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp.
Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người. Viêm lợi trong thời gian dài gây ra bệnh viêm nướu răng, lan đến các mô cơ và xương, có thể gây mất răng. Bác Nguyễn Quang Bảo (Tây Hồ, Hà Nội) bị bệnh viêm lợi phát triển thành bệnh viêm nha chu suốt 10 năm, do tình trạng tái phát bệnh liên tục và hàng năm đã khiến bác bị mất đến 5 chiếc răng hàm, ảnh hướng rất lớn đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của bác.
Sưng lợi ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, khi bị viêm lợi còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi. Đối với Phụ nữ mang thai khi bị bệnh viêm lợi có nguy cơ sinh non cao, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi của thai nhi khiến bé sinh ra bị thiếu cân. Một nghiên cứu tiến hành tại Khoa Hậu sản thường BV Từ Dũ- TPHCM (2014) cho thấy khi người mẹ bị bệnh viêm lợi, phát triển thành bệnh viêm nha chu có nguy cơ sinh non – sinh nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với sản phụ không bị viêm nha chu. Trên thực tế ghi nhận: “98,7 % sản phụ bị viêm lợi , 30,3% sản phụ bị viêm nha chu “. Khi bị viêm lợi sẽ gây khó khăn cho quá trình kiểm soát nồng độ dường trong cơ thể khiến bệnh nhân dễ mắc tiểu đường hơn những người răng lợi khỏe mạnh.

Làm gì khi lợi bị sưng

Điều trị và phòng tránh viêm lợi tốt nhất chính là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng thường ngày. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh.
Theo lời khuyên bác sĩ cách chăm sóc răng lợi đơn giản, thuận tiện nhất để lợi hết sưng, bệnh viêm lợi đồng thời không tái phát đó là:
  • Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, ít nhất 1 lần mỗi ngày.
  • Nên đi khám răng làm sạch răng (cao vôi răng) định kỳ
  • An uống đủ chất, đặc biệt bổ sung đầy đủ canxi ( 1200 mg/ngày).
  • Đặc biệt, để bệnh viêm lợi nhanh chóng chấm dứt đồng thời sẽ không tái phát hãy kết hợp sử dụng viên ngậm chăm sóc răng lợi, được đánh giá là an toàn và tiện dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú, cũng như trẻ nhỏ, người bị bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
 bạn có một nụ cười sáng bóng, tự tin. (Ảnh minh họa)

Không có nhận xét nào